Hồ sơ vay TPBank bị từ chối
Nhiều ngân hàng TPBank hiện nay cho vay tín chấp thủ tục rất dễ dàng nhưng không phải cá nhân nào cũng có thể vượt qua hồ sơ dễ dàng. Nhiều trường hợp khách hàng rất cần vay tiền nhưng chính các khâu thẩm định và trả lời hồ sơ vay đã làm cho nhiều khách hàng bị từ chối hồ sơ ngay vòng đầu tiên.
=>> Xem thêm: Vay tín chấp TPBank
Các lý do dẫn đến ngân hàng Tiên Phong từ chối khoản vay tín chấp
Sẽ có rất nhiều lý do để một ngân hàng có thể từ chối khoản vay. Có thể ngay từ lúc tư vấn, kiểm tra chứng từ, thông tin khách hàng cho lịch sử tín dụng và cuối cùng hồ sơ có thể không hỗ trợ do một nguyên nhân nào đó từ khâu thẩm định. Sau đây là các nguyên nhân rất phổ biến xảy ra!
TPbank từ chối khoản vay khi khách hàng Nợ xấu
Khác hàng bị nợ xấu khó có thể vay tiền được tại ngân hàng các tổ chức tín dụng! Nhưng, như thế nào mới gọi là nợ xấu!
Bạn có thể bỏ qua lý do này khi hiểu căn bản về nợ xấu rồi, còn nếu là người bắt đầu cần phải hiểu rõ để khong mất quá nhiều thời gian làm hồ sơ và mong chờ xét duyệt khoản vay.
Hiện nay, theo quy định ngân hàng nhà nước có hết thẩy 5 nhóm nợ. Nếu bạn đang nợ nhóm 1, có nghĩa chậm thanh toán không quá 10 ngày, bạn có thể yên tâm vay tín dụng bất kỳ tổ chức tín dụng nào nhé.
Tuy nhiên, nếu chậm thanh toán quá 10 ngày thì chắc chắn rằng bạn đã nợ cần chú ý, hay còn gọi là nợ xấu nhóm 2 rồi đó! Đây chính là nguyên nhân sau khi nộp hồ sơ thì tức thì bị từ chối.
Quy trình thẩm định khoản vay Ngân hàng TPBank
Đối với Ngân hàng TPBank thì quy trình thẩm định sẽ có 2 bước chính, thẩm định cuộc gọi và xác minh địa chỉ đang sinh sống.
Nếu hồ sơ bị từ chối ở bước gọi xác minh thì chắc chắn rằng chính khách hàng hay người tham chiếu đã trả lời sai nào đó mà TPBank cho là rất nghiêm trọng.
Vấn đề thứ 2 ở quy trình xác minh nhà bị từ chối có thể khách hàng đăng ký vay với địa chỉ khác với nơi ở thực tế của mình hoặc là địa chỉ ấy nằm trong danh sách đen của ngân hàng Tiên Phong.
Khoản vay TPBank vượt quá khả năng chi trả
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến hồ sơ vay tín chấp bị từ chối là khoản vay quá lớn trong khi thu nhập hàng tháng của người đi vay lại không tương xứng. Nhân viên ngân hàng sẽ có cách tính xem sau khi trừ đi mọi chi phí sinh hoạt thì bạn có đủ tiền để chi trả cho khoản vay hay không. Chẳng hạn, thu nhập của bạn 10 triệu/tháng, chi phí sinh hoạt 6 triệu/tháng. Khoản tiền hàng tháng bạn phải đóng cho khoản vay lớn hơn 4 triệu. Tất nhiên khả năng hồ sơ vay của bạn sẽ bị đánh rớt rất cao.
Nộp hồ sơ cho nhân viên chưa nhiều kinh nghiệm
Nhân viên chưa dày dặn kinh nghiệm có thể tư vấn cho bạn không cụ thể và chi tiết. Từ đó sinh ra nhiều rắc rối trong quá trình làm thủ tục vay, gây mất thời gian nhưng hồ sơ lại không được duyệt. Thậm chí có nhiều trường hợp nhân viên ngân hàng lừa đảo đã xảy ra: vòi tiền khách hàng để đảm bảo hồ sơ luôn đậu, đòi tiền cọc khách hàng để làm hồ sơ…
Nộp hồ sơ ở quá nhiều ngân hàng vào cùng thời điểm
Do tâm lý quá nôn nóng cần khoản vay, một số người đã gửi hồ sơ vay tín chấp ở nhiều nơi. Kết quả là bị phát hiện ra và hồ sơ bị đánh rớt trong quá trình thẩm định. Vì thế để tránh hồ sơ vay tín chấp tại ngân hàng TPbank bị từ chối, bạn cần biết kiên nhẫn chờ đợi. Nếu không yên tâm, bạn có thể liên hệ với nhân viên thẩm định để hỏi về tình trạng hồ sơ của mình
TPbank từ chối khoản vay, Không bổ xung kịp hồ sơ
Khi nhập hồ sơ vay lên hệ thống, hồ sơ bị lỗi và trả về là chuyện bình thường. Có thễ lỗi từ phía nhân viên tín dụng điền sai thông tin khách hàng lên đơn đăng ký.
Cũng có thể là lỗi do thu thập thiếu chứng từ khách hàng và một nguyên nhân khác nữa, đó chính là thẩm định TPBank yêu cầu khách hàng cung cấp thêm một chứng từ khác để bổ xung (thông thường chứng từ này không cần chuẩn bị khi làm hồ sơ).
Rish app TPBank
Rất khó giải thích cho khách hàng hiểu Rish app là gì, vì nó là một hệ thống đánh giá điểm tín dụng hồ sơ của một khách hàng, chỉ có thể trong ngành tài chính mới hình dung ra hệ thống này mà thôi.
Trước khi nhận hồ sơ thì nhân viên tín dụng TPBank sẽ kiểm tra CMND/ căn cước khách hàng kèm theo mức thu nhập, số điện thoại chính khách hàng.
Sau khi nhập vào hệ thống Rish app, chỉ ít giây sau hệ thống sẽ báo về khách hàng này có được vay hay không!
Khách hàng vay các chương trình không chứng minh thu nhập hay bị hồ sơ TPBank từ chối bước này mà không hiểu cựu thể lý do.
Có đó! Sẽ có 2 lý do chính sau: nợ xấu, đây là điều chính đáng mà bất kể tổ chức tài chính nào đều có quyền từ chối hồ sơ.
Sự sàn lọc, mặc dù điều kiện bạn tốt, không nợ xấu và thậm chí là chưa từng vay tiền mặt, mua hàng trả góp ở bất kỳ đâu vẫn rớt hồ sơ vay như thường.
Đây có thể là cách tính tỷ lệ nhập hồ sơ mà ngân hàng quy định, còn công thức hay tại sao lại như vậy thì không thể trả lời cho khách hàng biết cựu thể được, chính bản thân nhân viên tín dụng cũng rất khó mà cam kết khách hàng 100% sẽ qua được Rish app này.
Kinh nghiệm tránh bị hồ sơ vay tiền TPBank từ chối.
Khi khách hàng nhờ đến ngân hàng hỗ trợ vốn, chắc hẳn sẽ dùng số tiền ấy vào việc nào thật sự cấp bách! Chính vì thế ai cũng muốn được đảm bảo hồ sơ vay phải được duyệt.
Nhưng với các lý do ở trên sẽ làm khách hàng phần nào hoang mang. Không sao! Kinh nghiệm vay để tránh hồ sơ vay TPBank bị từ chối, đó chính là lựa chọn nhân viên tín dụng để hỗ trợ.
Nếu bạn được hỗ trợ bởi nhân viên có thâm niêm tín dụng TPBank. Hiểu rõ từng đường đi nước bước trong mọi giấy tờ, quy trình thẩm định thì tỷ lệ duyệt khoản vay của bạn rất cao.
Nếu bạn là người mới bắt đầu, muốn có một khoản vay thật hoàn hảo: lãi suất tốt, quy trình nhanh và minh bạch trong mọi điều khoản.
Hãy đăng ký thông tin bên dưới, các chuyên viên tín dụng nhiều năm kinh nghiệm sẽ hướng dẫn bạn từ khâu chuẩn bị đến khi giải ngân, hoàn toàn miễn phí.
Cách làm hồ sơ vay tín chấp đã bị từ chối
Bạn cần làm gì khi hồ sơ vay tín chấp bị từ chối?
Tìm hiểu nguyên nhân hồ sơ bị đánh rớt, Kiểm tra báo cáo tín dụng thường xuyên, Nâng cao điểm tín dụng, Tìm đến với ngân hàng hoặc tín dụng khác
1. Tìm hiểu nguyên nhân hồ sơ bị đánh rớt
Khi nhận được thông tin hồ sơ vay không được duyệt, bạn nên hỏi lại lý do vì sao. Bởi hồ sơ tín chấp bị từ chối thì đến một khoảng thời gian nhất định sau mới được làm lại. Nếu do điểm tín dụng xấu bạn nên cải thiện lại tình hình tài chính của mình.
2. Kiểm tra báo cáo tín dụng thường xuyên
Bạn có thể yêu cầu CIC để cấp báo cáo tính dụng cho bạn kiểm tra. Hãy chú ý xem có khoản giao dịch nào bất thường không? Thẻ tín dụng có bị đánh cắp thông tin hay không? Một khi có sai sót, bạn cần liên hệ để cập nhật ngay!
3. Nâng cao điểm tín dụng
– Giảm dư nợ, giữ mức chi tiêu tín dụng không vượt quá 30% là những cách để bạn cải thiện điểm tín dụng hiệu quả.
– Tiếp tục duy trì thẻ tín dụng, đừng hủy thẻ ngay sau khi đã trả hết dư nợ. Bởi sử dụng thẻ càng lâu thì lịch sử tín dụng càng tốt.
– Ngân hàng có thể xem việc bạn kích hoạt quá nhiều thẻ tín dụng cùng một lúc là dấu hiệu bạn đang thiếu tiền. Họ sẽ đánh giá thấp điểm tín dụng của bạn.
Mở quá nhiều thẻ tín dụng cùng lúc làm hạn chế cơ hội vay
4. Tìm đến với ngân hàng hoặc tín dụng khác
Nếu nguyên nhân khiến hồ sơ vay tín chấp của bạn bị từ chối là do điểm tín dụng thấp hoặc có nợ xấu thì dù là gửi hồ sơ đến đâu cũng rất khó được chấp nhận. Còn nếu lý do vay thất bại là do bạn thiếu giấy tờ, người đi vay không phải là bạn, nhân viên tư vấn chưa rõ ràng dẫn đến sơ suất…bạn có thể chuẩn bị lại thật kỹ hồ sơ và nộp vào tổ chức tín dụng, ngân hàng khác.
Như vậy khi vay tín chấp, bạn cần biết kiên nhẫn và đừng nên quá nôn nóng. Thêm một hồ sơ vay tín chấp bị từ chối tức là thêm một điểm xấu trong lịch sử tín dụng. Điều này sẽ khiến nhu cầu vay thêm các khoản trong tương lai của bạn gặp khó khăn hơn. Do đó trước khi nộp hồ sơ bạn nên tìm hiểu thật kỹ để tránh những sai sót không mong muốn.
=>> Xem thêm: Vay tín chấp theo lương chuyển khoản
https://bit.ly/3fxEJcT https://bit.ly/35Hym2i May 06, 2020 at 02:00PM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét